Bạn từng nghe tới Subdomain, và đang muốn tìm hiểu về nó, cũng có thể là bạn đang tìm cách tạo Subdomain cho website wordpress của mình… Có rất nhiều lý do để tạo ra một subdomain, và cũng có rất nhiều cách để tạo ra nó, có thể là trong Cpanel, trên VPS, hay directadmin. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm bao gồm hình ảnh kèm theo.
Mình sẽ cố gắng hướng dẫn một cách dễ hiểu nhất có thể, nên có gì sai sót thì mong được thông cảm rất nhiều.
Subdomain là gì?
Subdomain là tên miền phụ, nó là một nhánh của tên miền chính (domain), cùng chung gốc IP nhưng lại nằm ở một thư mục chứa (forder) riêng biệt mà không hề liên quan đến tên miền chính. Nó được xem như là một website con nhưng dính dáng đến trang web chính nên có thể sử dụng làm backlink để trỏ về.
Nhưng thực tế chất lượng dạng backlink này rất yếu, tại vì Google vẫn quét được gốc IP của nó là giống nhau.
Lưu ý là càng nhiều subdomain thì sever của bạn càng nặng, vì mọi truy xuất đều đi qua một cổng IP. Nếu như sử dụng gói hosting yếu, cơ bản thì không nên cài subdomain làm gì.
Subdomain có dạng như thế nào?
Nói có vẻ cao siêu nhưng thật ra subdomain rất dễ nhìn thấy khi bạn lướt web, tìm kiếm trên Google…
Ví dụ: tên miền chính của mình là “hoangduan.com” thì tên miền phụ hay subdomain của mình sẽ là “blog.hoangduan.com“.
Tạo Subdomain để làm gì?
Câu hỏi chung của rất nhiều bạn inbox cho mình đó chính là tạo mấy cái subdomain để làm gì, trong khi nó phát sinh thêm tài nguyên trên hosting.
Tác dụng của subdomain:
Mình thường dùng subdomain (tên miền phụ) với mục đích là test, review các plugin, theme mới một cách riêng tư mà không muốn cho người khác biết.
Tạo ra một website dành cho một nhóm đối tượng riêng biệt
Ví dụ rõ ràng nhất là bây giờ Duẩn có blog là hoangduan.com nhưng lại muốn làm thêm 1 trang web cũng liên quan một chút đến bản thân mình. Đó chính là viết thêm chủ đề “review” về nơi mình sống như ăn uống, phượt, …v.v. Vì blog chính toàn viết về Marketing và Kiếm tiền online không ấy mà.
Nếu như mình tạo thêm một tên miền và xây dựng website mới thì quản lý thêm cực, vậy giải pháp là gì?
Lúc này mình sẽ tạo một subdomain có địa chỉ là “phuot.hoangduan.com”. Và đối tượng mình hướng đến chính là những người quan tâm đến du lịch.
Chia các trang blog, thương mại điện tử tách riêng với trang chính
Cũng như ví dụ trên, mình sẽ tạo ra một gian hàng để trưng bày và bán sản phẩm của mình. Nếu như bỏ chung với site chính thì sẽ làm nặng nó, và tải trang rất “ì ạch”.
Vì cơ bản làm website thương mại điện tử là rất nặng rồi.
Nên mình sẽ tạo địa chỉ trang web con là “shop.hoangduan.com”. Và mình bán khóa học, bán đồ chơi người lớn, hoặc bán thân online (bán thương hiệu)…
Tạo trang web dành riêng cho giao diện mobile
Nếu như muốn tối ưu hơn dành riêng cho giao diện mobile thì bạn cũng có thể tạo một giao diện dành riêng cho các thiết bị này. Có thể là điện thoại, máy tính bảng..v.v..
Tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí chính là thứ hay ho nhất mà subdomain đem lại, nó giúp bạn chỉ tốn một khoản mua tên miền mà có thể làm được rất nhiều website đa lĩnh vực.
Như ví dụ trên là một blog về du lịch, một cửa hàng online, một trang bán khóa học, một blog về marketing,..v.v… Còn nếu muốn xây dựng để kiếm backlink thôi thì không nên.
Bạn nên tham khảo bài này nếu có ý định đó:
Quảng bá một dịch vụ, sản phẩm mới
Nói đơn giản là bạn tung ra một dịch vụ, sản phẩm mới nhưng không liên quan đến trang chủ.
Ví dụ mình muốn bán khóa học về kiếm tiền online, thì lúc này mình sẽ tạo ra tên miền phụ (subdomain) có dạng “kiemtien.hoangduan.com”. Điều tuyệt vời là độc giả của mình vẫn vào blog bình thường mà không hề nhìn thấy trang web con này.
Và nếu một ngày không xa mình xóa nó đi thì “quỷ không biết, người cũng chả hay” =)). Rất tiện lợi.
OK! Bây giờ chúng ta cùng xem cách tạo một subdomain sẽ như thế nào!
Lưu ý khi kết nối Subdomain:
Lưu ý là tiến hành trỏ DNS của subdomain về sever trước khi tiến hành tạo subdomain, nhiều bạn không trỏ DNS về IP gốc của thư mục chính khiến cho website không thể truy cập được.
Hướng dẫn cách tạo Subdomain trong Cpanel:
Bước 1: Đăng nhập Cpanel
Bước 2: Tìm đến MySQL*Database
Bước 3: Tạo Database và user database
Bạn tham khảo bước này tại
Bước 4: Tìm đến mục Domain chọn Subdomain
Bước 5: Tạo Subdomain
Bước 6: Up file vào thư mục subdomain
Tham khảo: Hướng dẫn cài wordpress lên website Cpanel #1 để biết cách làm chi tiết.
Hướng dẫn tạo Subdomain trên VPS:
(Cập nhật….)
Tạm thời chưa sử dụng lại VPS nên vẫn chưa có VPS để demo viết bài.
Mong bạn thông cảm
Tạo Subdomain directadmin:
Bước 1: Đăng nhập DirctAdmin
Bước 2: Chọn SubDomain Management
Bước 3: Gõ tên subdomain muốn tạo vào ô Add Sub-Domain
Bước 4: Bấm Create
Bước 5: Về trang Home
Bước 6: chọn Site Redirection và điền thông tin